Những nguyên nhân chính gây hư hỏng trái cây


5 nguyên nhân chính gây hư hỏng khi bảo quản trái cây như sản phẩm kém chất lượng, va đập cơ học, vi sinh vật tấn công, quá trình sinh lý tự nhiên, khí etylen, độ ẩm không thích hợp…
Như chúng ta đã biết, nếu bảo quản trái cây trong điều kiện môi trường không khí bình thường thì chất lượng của chúng sẽ giảm dần và tiến tới hư hỏng hoàn toàn do thối rữa. Sự hư hỏng, thối rữa của những sản phẩm này xảy ra chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
1. Hư hỏng do cơ học
Va đập cơ học thường xảy ra trong quá trình thu hoạch và vận chuyển do sự cắt cuống không đúng, rơi, vỡ, những vết cắn của côn trùng, chuột bọ, cọ xát làm trầy xước làm mất lớp cutin trên vỏ trái cây. Hư hỏng cơ học có thể trở nên một vấn đề nghiêm trọng khi là nguyên nhân dẫn dến những hư hỏng tiếp theo. Các vết dập vỡ, trầy xước sẽ làm tăng sự mất nước, tăng độ hô hấp, đẩy mạnh sự sinh tổng hợp khí etylen, thúc đẩy quá trình chín của trái cây trong quá trình bảo quản trái cây. Hư hỏng cơ học xảy ra nhiều hơn đối với việc thu hoạch bằng thủ công; đựng trái cây trong các vật cứng, dễ va đập; phương tiện vận chuyển tạo độ rung; bốc dỡ hàng hóa không cẩn thận…
Để giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng do cơ học, có nhiều phương pháp như sử dụng quy trình tốt khi thu hoạch; đựng trái cây trong các hộp xốp, thùng carton mềm hoặc lót rơm rạ…; sử dụng những loại xe cơ giới thích hợp có đệm lót chống sóc, chống rung; bốc dỡ hàng hóa cẩn thận…
Theo thống kê, tỷ lệ hư hỏng do cơ học khoảng 21% lý do hư hỏng trong quá trình bảo quản trái cây.
bảo quản hoa quả 1
2. Hư hỏng do vi sinh vật
Nhiễm vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc…là những nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng tuyệt đối trong khi bảo quản trái cây. Trái cây có thể bị nhiễm vi sinh vật do lây nhiễm qua không khí, do vật trung gian, do tiếp xúc lẫn nhau, do bụi đất… Các loại vi sinh vật này hoặc gây bệnh ngay cho trái cây hoặc tồn tại trong các mô bào, mao quản ở dạng nha bào, và sẽ phát triển gây thối hỏng trái cây đặc biệt đối với các loại trái cây đã bị hư hỏng do cơ học thì nguy cơ lây nhiễm càng tăng.
Trái cây bị nhiễm vi sinh vật sẽ bị thay đổi hương vị, màu sắc, độ tươi, hình thái bề ngoài và màu sắc của thịt trái cây bên trong. Lâu dài, trái cây sẽ xuất hiện mùi vị lạ, thay đổi hoặc phá vỡ cấu trúc của thịt trái cây, trái cây sẽ bị mềm nhũn và thối rữa. Thậm chí, những vi sinh vật có thể gây ra các độc tố ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng và làm mất an toàn thực phẩm khi được sử dụng. Tỷ lệ hư hỏng do vi sinh vật khoảng 17% các lý do hư hỏng.
Nhằm hạn chế sự nhiễm vi sinh vật và sự lây chéo lẫn nhau trong quá trình bảo quản trái cây người ta thường áp dụng quy trình tuyển chọn, vứt bỏ những trái kém chất lượng và những trái đã bị dập nát, không đạt yêu cầu. Tiếp đến, cần làm sạch hoặc sát trùng nhẹ cũng như làm khô lớp vỏ bên ngoài của trái cây sao cho tỷ lệ nhiễm vi sinh vật qua tiếp xúc là nhỏ nhất. Cuối cùng, cần kiểm soát chất lượng không khí, giảm nhỏ nhất nồng độ vi sinh vật gây hại trong không khí là một giải pháp hữu hiệu khi bảo quản trái cây.
3. Hư hỏng do độ ẩm
Độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng khi bảo quản trái cây. Độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển nhanh, đặc biệt là nấm mốc, do đó sẽ làm trái cây bị hư hại nhanh chóng. Độ ẩm thấp sẽ đẩy mạnh quá trình mất nước từ trái cây khiến quả bị nhăn, héo, hình thức xấu. Nếu quá trình mất nước nhanh làm rối loạn sinh lý, làm tăng hô hấp dẫn đến trái cây bị hỏng nhanh. Tỷ lệ hư hỏng do độ ẩm có thể lên tới 22% các nguyên nhân gây hư hỏng trong quá trình bảo quản trái cây. Vì vậy việc duy trì độ ẩm thích hợp đặc biệt quan trọng trong bảo quản trái cây.
4. Quá trình chín sinh lý – sinh hóa
Sau khi được thu hái, trái cây vẫn xảy ra các quá trình hô hấp và biến đổi chất và thải ra nhiệt, hơi nước, khí CO2 và đôi khi cả rượu. Nước và nhiệt sinh ra làm quả bị ẩm ướt và dễ bị thối, đặc biệt là nấm mốc. khi quả đang chín có cường độ hô hấp cao nhất. Từ lúc chín hẳn đến quá chín, cường độ hô hấp giảm nhanh đồng thời giảm khả năng đề kháng nên quả dễ bị thối hỏng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ hô hấp là: nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí môi trường. Trong điều kiện ít oxy, nhiều khí CO2, không có chất kích thích chín Ethylen…thì cường độ hô hấp giảm.
Song song với quá trình hô hấp, trái cây còn sản sinh ra khí etylen. Khi trái cây gần chín hàm lượng chất này đạt đến mức cực đại. Khí etylen kích thích sự phân giải cholorophyl và quá trình chín trái cây. Mặt khác, chỉ với 1 lượng rất nhỏ etylen cũng làm tăng tốc độ già, độ chín, tăng tỷ lệ thải bỏ của các cơ quan thưc vật và làm giảm thời gian bảo quản trái cây.
Etylen đóng vai trò rất lớn trong bảo quản trái cây, nó chiếm tới 22% nguyên nhân gây hư hỏng trái cây.
5. Những nguyên nhân khác
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như đặc thù loại trái cây, chất lượng trái cây và những vẫn đề của trái cây trước khi thu hoạch….chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây hư hỏng khi bảo quản trái cây.
Đã từ lâu, tất cả các doanh nghiệp đều chịu nhiều quy định của hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Một trong những quy định đó là hun trùng thùng gỗ đóng gói hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, một số công ty sử dụng gỗ không nguồn gốc, không xử lý bằng hóa chất khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu, trong quá trình vận chuyển cũng như lưu kho bãi dễ phát sinh mối mọt, nấm mốc, côn trùng gây hư hại hàng hóa bên trong thùng, làm ảnh hưởng đến uy tín các công ty cùng ngành. Chính vì vậy, hãy tìm đến Hưng Đạt để được nhận dịch vụ hoàn hảo và uy tín nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TEM CHỐNG ẨM MỐC (ANTI-MOLD CHIP) SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC DÀY DA, MAY MẶC, ĐIỆN TỬ

7 bước liên quan đến độ ẩm trong container

CHI TIẾT SẢN PHẨM MIẾNG CHỐNG MỐC MICRO PAK